Nhằm đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về kết nối tiêu thụ thanh long, dưa hấu của Bình Thuận. Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-BCT ngày 29/12/2021 của Bộ Công Thương về việc tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước nhằm giảm áp lực cho thị trường xuất khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và Công văn số 141/VP-KT ngày 11/01/2022 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc triển khai thực hiện Công văn số 58/VPCP-KTTH ngày 03/01/2022 của Văn phòng Chính phủ;
- Diện tích cho thu hoạch từ nay đến tháng 3/2022 khoảng 19.350 ha (khoảng 30%) tổng diện tích thanh long hiện có, sản lượng khoảng 236.780 tấn; tập trung vào 03 mốc thời gian chính: từ ngày 15 – 30/1/2022, dự báo sản lượng khoảng 106.551 tấn; từ ngày 09 – 14/2/2022, dự báo sản lượng khoảng 59.195 tấn; từ ngày 10 – 20/3/2022, dự báo sản lượng khoảng 71.034 tấn.
- Diện tích trồng dưa hấu trên địa bàn tỉnh khoảng 255 ha (tập trung ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Đức Linh). Trong đó diện tích sản xuất ở huyện Đức Linh khoảng 132 ha chiếm hơn 50% diện tích trồng dưa hấu cả tỉnh. Thời gian thu hoạch dưa hấu chủ yếu tập trung bán Tết Nguyên đán 2022, sản lượng dự kiến 300 tấn, thời gian thu hoạch rộ ngày 26-27/01/2022. Để tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận kết nối tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu, lối mở biên giới các tỉnh phía Bắc liên tục gặp khó khăn; Sở Công Thương Bình Thuận cung cấp thông tin chi tiết liên hệ của các doanh nghiệp, Hợp tác xã kinh doanh sản phẩm thanh long, dưa hấu của tỉnh Bình Thuận để Sở Công Thương các tỉnh, thành phố hỗ trợ tuyên truyền đến các doanh nghiệp, cơ sở phân phối, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh, thành phố được biết, liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp, Hợp tác xã của tỉnh Bình Thuận để kết nối, thống nhất phương án vận chuyển, cung ứng hàng hóa theo nhu cầu của từng đơn vị.
- Sở Công Thương Bình Thuận kính đề nghị Cục Xuất nhập khẩu quan tâm, hỗ trợ một số nội dung sau:
- Tiếp tục tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, hạn chế phụ thuộc vào một thị trường. Hiện nay, thanh long Bình Thuận được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại nhiều nước trên thế giới (gần đây là tại Nhật Bản), đây là lợi thế cạnh tranh cho thanh long Bình Thuận đến với các thị trường này. Vì vậy, đề nghị Cục Xuất nhập khẩu lựa chọn, giới thiệu các doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh phân phối tại nước ngoài để các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long của tỉnh tiến hành liên hệ kết nối, đưa sản phẩm thanh long vào thị trường này.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình Xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm chuyên ngành thực phẩm tại các nước; tham gia trưng bày quảng bá, giới thiệu sản phẩm thanh long Bình Thuận (Thanh long sấy, kẹo thanh long, snack thanh long, nước ép thanh long…) cùng với các tài liệu giới thiệu, quảng bá về địa phương, doanh nghiệp và sản phẩm thanh long Bình Thuận trong gian hàng Việt Nam tham gia Hội chợ thương mại quốc tế tại các thị trường.
- Tiếp tục cung cấp thông tin về tình hình thị trường, giá cả, chính sách pháp luật, rào cản kỹ thuật trong thương mại, các khuyến cáo từ khâu trồng trọt, xử lý, bảo quản, vận chuyển và xuất khẩu để đảm bảo giữ được độ tươi ngon và chất lượng sản phẩm cũng như kinh nghiệm phát triển thị trường nhằm giúp các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp của tỉnh Bình Thuận tìm được đối tác để phát triển, mở rộng thị trường và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.
- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, nhất là trong giai đoạn bị ảnh hưởng bị dịch bệnh Covid -19, các cửa khẩu biên giới phía Bắc tạm dừng thông quan.
- Sở Công Thương Bình Thuận kính đề nghị Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số quan tâm, hỗ trợ một số nội dung sau:
- Thông tin đến các doanh nghiệp có sàn thương mại điện tử như các sàn thương mại điện tử Alibaba, Amazon, TiKi, Sendo, Lazada,… để các doanh nghiệp nắm bắt thông tin các sản phẩm, sản lượng để hỗ trợ các doanh nghiệp Binh Thuận tham gia kinh doanh sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử.
- Triển khai đến các đơn vị thương mại điện tử của ngành công thương hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia trên các gian hàng trực tuyến; mở các chuyên mục, chương trinh kết nối sản phẩm nông sản các tỉnh để các doanh nghiệp kết nối, tiêu thụ và từng bước hướng dẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ trong các hoạt động thương mại điện tử.
- Sở Công Thương Bình Thuận kính đề nghị Cục Xúc tiến thương mại quan tâm, hỗ trợ một số nội dung sau:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Đề nghị các Công ty, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối… quan tâm, hỗ trợ tiêu thụ, chế biến sản phẩm nông sản, đưa vào tiêu thụ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các tỉnh, thành phố lớn. Đảm bảo liên kết thu mua, chế biến theo tiêu chuẩn của đơn vị, không ép giá và thúc đẩy liên kết lâu dài, nhất là sản phẩm thanh long Bình Thuận.
- Tiếp tục tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản. Hiện nay, thanh long Bình Thuận được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tạ nhiều nước trên thế giới (gần đây là tại Nhật Bản), đây là lợi thế cạnh tranh cho thanh long Bình Thuận đến với các thị trường này. Vì vậy, đề nghị Cục Xúc tiến thương mại lựa chọn, giới thiệu các doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh phân phối tại nước ngoài để các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long của tỉnh tiến hành liên hệ kết nối, đưa sản phẩm thanh long vào thị trường này.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình Xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm chuyên ngành thực phẩm tại các nước; tham gia trưng bày quảng bá, giới thiệu sản phẩm thanh long Bình Thuận (Thanh long sấy, kẹo thanh long, snack thanh long, nước ép thanh long…) cùng với các tài liệu giới thiệu, quảng bá về địa phương, doanh nghiệp và sản phẩm thanh long Bình Thuận trong gian hàng Việt Nam tham gia Hội chợ thương mại quốc tế tại các thị trường.
- Sở Công Thương Bình Thuận kính đề nghị Vụ Thị trường trong nước quan tâm, hỗ trợ tỉnh Bình Thuận một số nội dung sau:
- Đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản tỉnh Bình Thuận tại thị trường trong nước thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu giữa các tỉnh, thành phố, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
- Đề nghị các đơn vị phân phối như: Công ty, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối… quan tâm, hỗ trợ tiêu thụ, chế biến sản phẩm nông sản, đưa vào tiêu thụ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các tỉnh, thành phố lớn. Đảm bảo liên kết thu mua, chế biến theo tiêu chuẩn của đơn vị, không ép giá và thúc đẩy liên kết lâu dài, đặc biệt là sản phẩm thanh long Bình Thuận.
- Tăng cường xúc tiến thương mại, tiêu thụ hàng hóa trên các kênh online, sàn thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông sản tỉnh Bình Thuận tham gia các Chương trình: ngày mua sắm trực tuyến; Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia…
Sở Công Thương Bình Thuận rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố. Quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp phản hồi về đầu mối liên hệ hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại tỉnh Bình Thuận để phối hợp giải quyết:
- Sở Công Thương Bình Thuận: ông Trần Văn Khanh – Trưởng phòng Quản lý thương mại. Điện thoại: 0901 231 043.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận: ông Nguyễn Bộ – Phó trưởng phòng Quản lý chất lượng, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản. Điện thoại: 0909 250 461.
- Hiệp hội thanh long Bình Thuận: ông Võ Huy Hoàng – Chủ tịch Hiệp hội. Điện thoại: 0913 932 446./.